Máy phát điện cung cấp lượng điện dự phòng vào những ngày mất điện, giúp các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người được duy trì. Trong quá trình sử dụng máy phát điện, người dùng cũng cần nắm được những kiến thức, cách khắc phục khi có sự cố. Trong bài viết này, máy phát điện Võ Gia xin chia sẻ cách xả máy phát điện trong một số trường hợp cần thiết.
Xả e máy phát điện là gì?
Xả e máy phát điện hay xả air/ xả khí là hiện tượng trong dầu có lẫn bọt khí, hơi nước, làm giảm hiệu suất truyền lực trong hệ thống và nhanh hỏng dầu. Theo đó, việc xả e chỉ nên thực hiện khi phải tháo rời các chi tiết, thay dầu mới hay gặp sự cố máy phát điện không hoạt động.
Dầu máy giúp bôi trơn các linh kiện, giảm ma sát, chống mài mòn các chi tiết của động cơ máy. Góp phần bảo vệ các bề mặt tiếp xúc chịu tải cao khi dầu bị “quét” ra khỏi kim loại. Nhiên liệu này đóng vai trò đặc biệt quan trọng, giúp làm sạch chống đóng cặn trong máy phát điện ở các bộ phận bên trong thiết bị.
Các loại máy phát điện chạy dầu có công suất lớn thường đi kèm với bình chứa dầu với dung tích lớn. Dầu nhớt có độ nhớt tạo thành chất làm kín giữa các pít tông, xéc măng và xi lanh, giúp duy trì áp suất trong buồng đốt, giảm thiểu các chất khí cháy, mạt lọt xuống cát-te gây tổn hại cho động cơ của máy phát điện.
Bình chứa dầu bôi trơn sẽ là nơi chứa các chất cặn và tạp chất, các khí sẽ được giữ lơ lửng trong đó để tránh tạo thành các cặn bã với kích thước lớn có thể làm nghẹt lọc nhớt. Chính vì vậy, chúng ta cần xả e định kỳ để loại bỏ không khí và nước bên trong máy phát điện và thêm dầu mới vào cho thiết bị,
Thời điểm thích hợp để xả e máy phát điện
Xả e, xả gió và nước thường xảy ra với máy phát điện