Chính phủ chủ trương hạn chế nhập khẩu để chống lạm phát nhưng xe đạp điện trên thị trường lại chủ yếu là hàng nhập khẩu.
Người dân đổ xô tìm đến xe đạp điện nhưng trên thị trường lại chỉ tràn ngập xe ngoại nhập. Từ đây vô hình trung nhu cầu về xe đạp điện trên thị trường đẩy bài toán hạn chế nhập siêu của Chính phủ vào thế khó.
Tràn ngập xe nhập khẩu
Trong khi Chính phủ đang dùng các biện pháp để hạn chế nhập siêu thì riêng nhóm hàng xe đạp điện trên thị trường lại chủ yếu là xe nhập khẩu. Theo các chủ cửa hiệu, đa phần mặt hàng này đều nhập từ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Riêng bình điện là do các doanh nghiệp trong nước làm.
Thực tế, cơn sốt xe đạp điện bắt đầu từ cuối năm ngoái khi có quy định đội mũ bảo hiểm. Ban đầu người dân chọn mua xe chỉ là để tránh đội mũ bảo hiểm nhưng sau đó, do thấy xe đạp điện cũng có nhiều ưu điểm không thua gì xe máy nên nhiều người chuyển “tông” và chọn làm phương tiện đi lại.Ngay cả Cục Hải quan TP HCM cũng cho biết hiện nay lượng xe đạp điện nhập khẩu chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc. Thế nhưng thực tế thì rất khó kiểm soát và không thể thống kê được chính xác lượng xe nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc là bao nhiêu.
Chọn xe nhập vì không có nhiều chọn lựa
Đặc biệt là cơn sốt xe đạp điện càng nóng hơn sau khi xăng dầu tăng giá. Lúc này nhiều người đều muốn tìm đến xe điện như một cách giải quyết hữu hiệu nhất cho bài toán tiết kiệm. Cửa hàng xe điện Asama trên đường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM mấy ngày qua đều trong tình trạng “cháy” hàng. “Xe về chiếc nào thì khách hàng lấy ngay chiếc đó, không ai còn băn khoăn về giá cả như trước đây” – một nhân viên bán hàng cho biết.
Bàn về vấn đề này, ông Châu Vỹ Chí, Giám đốc kinh doanh của Công ty TNHH Asama Việt Nam, cho rằng thực tế người tiêu dùng chưa hẳn là chuộng xe đạp điện nhập khẩu vì chất lượng và chế độ bảo hành không đảm bảo nhưng hiện họ không có nhiều sự chọn lựa.
Cũng có nhiều người lo ngại doanh nghiệp trong nước sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, dưới góc độ một doanh nghiệp, ông Chí khẳng định các doanh nghiệp trong nước sẽ đủ khả năng ổn định thị trường. Một doanh nghiệp không làm được nhưng nếu tất cả doanh nghiệp cùng cố gắng và liên kết lại thì chắc chắn sẽ làm được.
Ông Chí dự đoán đến tháng 9, khi qua mùa tựu trường, tình hình sốt xe đạp điện sẽ trở lại bình thường. Do đó, các doanh nghiệp trong nước nên đầu tư lâu dài cho chất lượng, nhất là bảo hành chứ không nên chạy theo số lượng thị trường .
Ông Trần Xuân Minh, Trưởng phòng Kinh doanh, Công ty Thống nhất (Viha), cho biết với thị trường mở thì việc mặt hàng ngoại nhập tràn vào là điều đương nhiên. Các doanh nghiệp trong nước chỉ lo ngại những hàng nhập lậu tràn vào và phá giá, gây ảnh hưởng lớn đến thị trường. Cũng theo ông Minh, xe đạp điện sẽ là khuynh hướng mà nhiều doanh nghiệp phải hướng tới và có chiến lược phát triển lâu dài.
Ông Minh cho biết thêm, so với cùng kỳ năm ngoái, sức mua xe đạp và xe đạp điện tại công ty đã tăng thêm 180%.
Hạn chế bằng hàng rào kỹ thuật
Để kiềm chế tình trạng nhập siêu, vừa qua Chính phủ đã ban hành Công văn số 481 về việc tăng cường các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu và đảm bảo cân đối, quản lý giá cả các mặt hàng thiết yếu. Cụ thể là công văn yêu cầu các bộ điều tiết, hạn chế nhập khẩu các mặt hàng cần kiểm soát, trong đó có mặt hàng xe đạp điện và các linh kiện lắp ráp xe đạp điện. Đây cũng được xem là động thái của Chính phủ nhằm siết chặt tình trạng nhập khẩu ồ ạt xe đạp điện trong thời gian qua.
Cũng theo công văn này, việc hạn chế nhập khẩu nhóm hàng xe đạp điện sẽ được điều tiết bằng các biện pháp tăng thuế suất thuế nhập khẩu, hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vay ngoại tệ nhập khẩu, sử dụng hàng rào kỹ thuật…
Tuy nhiên, bà Mai Thu Vân, Trưởng phòng Thuế xuất nhập khẩu thuộc Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), cho rằng theo Quyết định 106 của Bộ Tài chính ban hành năm 2007 thì mức thuế suất hiện hành đối với mặt hàng xe đạp điện là 90%. Đây là mức thuế cao nhất áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu theo như cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Nếu chúng ta tăng thuế nữa thì sẽ vi phạm cam kết WTO.
Vì vậy, đối với nhóm hàng xe đạp điện, hiện chúng ta đã hết khung, không thể tăng thuế thêm nữa. Hiện Bộ Tài chính sẽ không sử dụng công cụ thuế để điều tiết nhập khẩu mặt hàng này mà trước mắt có thể Bộ Công thương sẽ nghiên cứu sử dụng đến hàng rào kỹ thuật.
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, hiện chúng ta đã có tiêu chuẩn về xe đạp điện thì đây sẽ là hàng rào kỹ thuật. Theo đó, trọng lượng xe đạp điện phải đạt 40 kg, tốc độ không quá 24 km/giờ, kết cấu là động cơ điện. Nếu xe nào có tốc độ vượt quá 24 km/giờ thì không thể gọi là xe đạp điện mà phải gọi là xe máy điện.
Theo Mai Phương – Hoàng Tú (Pháp luật TP HCM)
TAGS: MÁY PHÁT ĐIỆN WEICHAI, MÁY PHÁT ĐIỆN DOOSAN
Xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XNK VÕ GIA
Trụ sở chính: 40/21 Đường HT31, KP1, P. Hiệp Thành, Q.12
ĐT: (028) 6259 4902 – Hotline: 0938.595.888
Kho và xưởng: 990 Quốc Lộ 1A, P Thanh Xuân , Q12, TPHCM
Hotline: 0909 968 122 – 0938.595.888 (Mr Qúy)
Chi nhánh 1: 14 Nguyễn Văn Quỳ, P. Phú Thuận, Q.7, TP HCM
ĐT: (028) 3735 5371 – Hotline: 0983.575.864
Chi nhánh 2: 43 ĐƯỜNG 31, KP3, P. Bình Trưng Đông, Q.2
ĐT: (028) 3735 5368 – Hotline: 0938.149.009
Chi nhánh tại Đà Nẵng: 464 Lê Văn Hiến, Q Ngũ Hành Sơn,, TP. Đà Nẵng
Hotline:0984 547 376
Chi nhánh tại Hà Nội: ¼ Ngõ 1, Định Công, P.Thịnh Liệt, Q.Hoàng Mai
TP.Hà Nội – Hotline: 0909 968 122
Mail: quy@vogia.com.vn
Website: www.mayphatdienvogia.net